Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Chính sách điều hành linh hoạt, nhạy bén


Tại phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều đại biểu đồng tình với các chính sách điều hành linh hoạt, nhạy bén của Chính phủ trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế hiện nay.

Hôm nay (30/6), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm 2011 và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 6 tháng cuối năm; báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm, một số giải pháp chủ yếu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ngân sách nhà nước năm 2011.

Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc và Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã trình bày báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH và ngân sách nhà nước.

Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, bước vào năm 2011, trên cơ sở các đánh giá, dự báo và nhận thức rõ về những thuận lợi, khó khăn, thách thức đặt ra với nền kinh tế, Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành tập trung, quyết liệt để thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ năm 2011.

Ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011.

Tuy nhiên, tình hình KT-XH trong nước và quốc tế những tháng đầu năm 2011 đã xuất hiện nhiều yếu tố đáng lo ngại, tiềm ẩn những yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô, nhất là lạm phát có xu hướng tăng cao.

Trước tình hình đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP và báo cáo Bộ Chính trị ra Kết luận 02/KL-TW và trình Quốc hội ban hành Nghị quyết số 59/NQ-QH12, với các nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Mức bội chi thấp nhất mấy năm gần đây

Tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm 2011 đã xuất hiện những “điểm sáng” như giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,3% so với cùng kỳ, thu ngân sách tăng, xuất khẩu tăng cao gấp 3 lần kế hoạch, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng mạnh so với cùng kỳ…

Kết quả thu – chi ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm cho thấy, hết tháng 6/2011 tổng thu ngân sách đạt 327.820 tỷ đồng, bằng 55,1% dự toán. Chi ngân sách đạt 355.600 tỷ đồng, đạt 49% dự toán. Như vậy, bội chi ngân sách 6 tháng là 27.780 tỷ đồng, bằng 23% dự toán. Đây là mức bội chi thấp nhất so với cùng kỳ một số năm gần đây.

Đặc biệt, thị trường ngoại tệ và kinh doanh vàng đã ổn định; thu chi ngân sách đạt khá, bội chi giảm; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng đang chậm lại; cắt giảm đầu tư công có hiệu quả nhưng vẫn tăng đầu tư cho “tam nông”; đã có những giải pháp hữu hiệu để kiềm chế tăng giá của thị trường bất động sản; an sinh xã hội được quan tâm và có những chuyển biến tích cực; quốc phòng – an ninh được tăng cường và giữ vững…

Tuy nhiên, trong báo cáo, Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ rõ những hạn chế, yếu kém cần sớm được khắc phục. Đó là, lạm phát tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao; sản xuất kinh doanh còn khó khăn, tăng trưởng đạt thấp; thị trường chứng khoán sụt giảm; đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn…

Phấn đấu một số chỉ tiêu cơ bản

Về những giải pháp cho 6 tháng cuối năm, Chính phủ cho rằng, cần tập trung quyết liệt vào điều hành một số chính sách lớn như chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Theo đó, cần thực hiện nhất quán chủ trương điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng cũng như chính sách tài khóa thắt chặt phối hợp hài hòa với chính sách tiền tệ để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, tập trung vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm để nâng cao năng lực, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Đối với chính sách thương mại, giá cả, thị trường, tiếp tục tăng cường kiểm soát giá cả, ổn định thị trường, bảo đảm ổn định cung – cầu hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Thực hiện kiên trì và nhất quán điều hành giá xăng dầu, điện, than theo cơ chế thị trường trên cơ sở tính toán lộ trình, thời điểm phù hợp với tình hình và mục tiêu kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội.

Với việc ưu tiên thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội, Chính phủ cho rằng, cần tập trung chỉ đạo, điều hành để phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản năm 2011 là kiểm soát lạm phát ở mức khoảng 15-17%; tăng trưởng GDP đạt khoảng 6%; tỷ lệ nhập siêu không quá 16% tổng kim ngạch xuất khẩu; giảm bội chi ngân sách xuống dưới 5% GDP.

Cần những giải pháp chiến lược dài hạn, vững chắc hơn

Thảo luận về các báo cáo trên, nhiều đại biểu đồng tình với các chính sách điều hành linh hoạt, nhạy bén của Chính phủ trước những khó khăn, thách thức của nền kinh tế hiện nay.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Trần Đình Đàn cho rằng, sự điều hành của Chính phủ đã tạo niềm tin của nhân dân, nhất là đối với các chính sách an sinh xã hội, tạo ổn định về mặt chính trị – xã hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Hà Văn Hiền nhìn nhận, những kết quả về KT-XH trên chỉ mới là kết quả bước đầu. Nền kinh tế còn đối diện nhiều thách thức, khó khăn, do đó, cần có những giải pháp kiên quyết hơn nữa.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, song song với những giải pháp mang tính tình thế, ngắn hạn, Chính phủ cần chú trọng đến các giải pháp chiến lược mang tính dài hạn như công tác quy hoạch, kế hoạch, các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững, hạn chế nhập siêu, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng có thế mạnh, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, minh bạch hóa hệ thống tài chính, tránh đầu cơ, tiết kiệm năng lượng… Đặc biệt, cần tăng cường quản lý tài chính đối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đẩy mạnh quản lý về giá cả, thị trường.

Điều khiển phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho rằng, bên cạnh những “điểm sáng” về thu ngân sách, tăng xuất khẩu, tăng trưởng sản xuất công nghiệp…, nền kinh tế nước ta cũng nổi lên những vấn đề lớn cần sớm được khắc phục. Đó là lạm phát tăng cao, lãi suất huy động và cho vay đều tăng, nhập siêu vẫn cao…

Vì thế, với 6 tháng cuối năm cần tính toán các tình huống khác nhau của nền kinh tế để có giải pháp vững chắc hơn. Bên cạnh đó, tăng tính đối thoại, trách nhiệm giải trình của các cơ quan hữu quan, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận trong xã hội.

Lê Sơn


(Theo website Lê Hồng Anh)

Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông


Ngày 27-6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã trả lời báo chí Việt Nam về cuộc gặp của Đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc ngày 25-6-2011. Xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:

* Phóng viên: Ngày 25-6, tại Bắc Kinh, với tư cách là đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc để chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây. Xin Thứ trưởng cho biết nội dung Thông điệp của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam?

Đảo Đá Tây trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Internet

Đảo Đá Tây trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Internet

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Thông tin về chuyến đi đã được báo chí đưa tin, còn nội dung Thông điệp tập trung vào 3 điểm chính sau:

1. Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác của khu vực và thế giới.

2. Bày tỏ quan ngại về những vụ việc vừa qua ở Biển Đông; đồng thời khẳng định rõ lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông, đề nghị các bên nghiêm túc thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” DOC, giải quyết tranh chấp và các vấn đề nảy sinh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

3. Nêu một số kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, như việc duy trì tiếp xúc cấp cao, tổ chức phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc tại Hà Nội.…

* Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết rõ những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, về việc giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị là gì?

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10-2008 nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc. Theo đó, hai bên khẳng định quan tâm gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông, “tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và tinh thần “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), duy trì cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, căn cứ nguyên tắc và chế độ pháp lý đã được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực thích hợp. Trong quá trình đó, hai bên cùng nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định ở Biển Đông, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp. Hai bên đồng ý, với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước”.

* Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết tiến trình đàm phán “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc”?

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Như các bạn đã biết, sau khi hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc cuối tháng 12-2008, ta và Trung Quốc đã thỏa thuận chuyển trọng tâm đàm phán về công tác biên giới lãnh thổ sang vấn đề trên biển. Hai bên nhất trí trước khi đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể cần đàm phán ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Đó là những định hướng lớn, quan trọng mà hai bên cần tuân thủ.

Với tinh thần đó, từ đầu năm 2010 đến nay, ta và Trung Quốc đã tiến hành 6 vòng đàm phán cấp chuyên viên. Hai bên đã trao đổi ý kiến về một số nguyên tắc cơ bản như: nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông; những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam – Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì phải bàn bạc giữa các bên liên quan khác…Dự kiến vòng đàm phán thứ 7 sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong thời gian sắp tới.

PV


(Theo website Lê Hồng Anh)

Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông


Ngày 27-6, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn đã trả lời báo chí Việt Nam về cuộc gặp của Đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam với Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc ngày 25-6-2011. Xin trân trọng giới thiệu nội dung cuộc phỏng vấn:

* Phóng viên: Ngày 25-6, tại Bắc Kinh, với tư cách là đặc phái viên của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam, Thứ trưởng đã gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc để chuyển ý kiến của lãnh đạo Việt Nam tới lãnh đạo Trung Quốc về quan hệ hai nước và tình hình Biển Đông thời gian gần đây. Xin Thứ trưởng cho biết nội dung Thông điệp của Lãnh đạo cấp cao Việt Nam?

Đảo Đá Tây trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Internet

Đảo Đá Tây trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh Internet

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Thông tin về chuyến đi đã được báo chí đưa tin, còn nội dung Thông điệp tập trung vào 3 điểm chính sau:

1. Khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, Việt Nam sẽ nỗ lực cùng với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa hai nước ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác của khu vực và thế giới.

2. Bày tỏ quan ngại về những vụ việc vừa qua ở Biển Đông; đồng thời khẳng định rõ lập trường của Việt Nam đối với vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh Việt Nam chủ trương duy trì hòa bình ổn định trên Biển Đông, đề nghị các bên nghiêm túc thực hiện “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” DOC, giải quyết tranh chấp và các vấn đề nảy sinh bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Đề nghị hai bên thực hiện nghiêm túc thỏa thuận của cấp cao hai nước, không có những việc làm gây phức tạp thêm tình hình, không để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.

3. Nêu một số kiến nghị cụ thể về việc thúc đẩy quan hệ hai nước trong thời gian tới, như việc duy trì tiếp xúc cấp cao, tổ chức phiên họp lần thứ 5 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc tại Hà Nội.…

* Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết rõ những nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, về việc giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị là gì?

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước đã được ghi nhận trong các Tuyên bố chung Việt Nam – Trung Quốc nhân các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước, gần đây nhất là Tuyên bố chung tháng 10-2008 nhân dịp Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Trung Quốc. Theo đó, hai bên khẳng định quan tâm gìn giữ hòa bình, ổn định ở Biển Đông, “tuân thủ nghiêm túc nhận thức chung giữa lãnh đạo cấp cao hai nước và tinh thần “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), duy trì cơ chế đàm phán vấn đề trên biển, căn cứ nguyên tắc và chế độ pháp lý đã được xác định bởi luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Luật biển của LHQ năm 1982 tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và bàn bạc về hợp tác cùng phát triển để tìm ra mô hình và khu vực thích hợp. Trong quá trình đó, hai bên cùng nỗ lực gìn giữ tình hình ổn định ở Biển Đông, không áp dụng hành động làm phức tạp hóa hoặc mở rộng thêm tranh chấp. Hai bên đồng ý, với nguyên tắc dễ trước khó sau, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực như nghiên cứu khoa học hải dương, bảo vệ môi trường, dự báo khí tượng thủy văn, thăm dò khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ trên biển, tàu hải quân đi thăm lẫn nhau, xây dựng cơ chế trao đổi thông tin trực tiếp giữa quân đội hai nước”.

* Phóng viên: Xin Thứ trưởng cho biết tiến trình đàm phán “Thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam – Trung Quốc”?

* Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn: Như các bạn đã biết, sau khi hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc cuối tháng 12-2008, ta và Trung Quốc đã thỏa thuận chuyển trọng tâm đàm phán về công tác biên giới lãnh thổ sang vấn đề trên biển. Hai bên nhất trí trước khi đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể cần đàm phán ký kết Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Đó là những định hướng lớn, quan trọng mà hai bên cần tuân thủ.

Với tinh thần đó, từ đầu năm 2010 đến nay, ta và Trung Quốc đã tiến hành 6 vòng đàm phán cấp chuyên viên. Hai bên đã trao đổi ý kiến về một số nguyên tắc cơ bản như: nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước; luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982; Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông; những vấn đề chỉ liên quan đến Việt Nam – Trung Quốc thì giải quyết song phương, những vấn đề liên quan đến các bên khác thì phải bàn bạc giữa các bên liên quan khác…Dự kiến vòng đàm phán thứ 7 sẽ được tổ chức tại Hà Nội trong thời gian sắp tới.

PV


(Theo website Lê Hồng Anh)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Thụy Sỹ Jean Hubert Lebet


Chiều 27/6, tiếp Đại sứ Thụy Sỹ Jean Hubert Lebet đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn, dù ở cương vị nào, Đại sứ cũng tiếp tục đóng góp, thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Thụy Sỹ.

Nguyen Tan Dung, Thu Tuong, Thuy Sy, Viet Nam, Jean Hubert Lebet

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Thụy Sỹ Jean Hubert Lebet

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp Việt Nam – Thụy Sỹ đang phát triển tích cực, tạo điều kiện cho hai nước phát triển nhiều lĩnh vực.

Đánh giá cao nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam của Đại sứ Jean Hubert Lebet, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, những đóng góp của Đại sứ đã góp phần tích cực đưa quan hệ chính trị, ngoại giao, giáo dục – đào tạo Việt Nam – Thụy Sỹ ngày càng gắn bó, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước. Hiện, Thụy Sỹ là bạn hàng lớn thứ 2 của Việt Nam tại châu Âu.

Thủ tướng mong muốn, với những hiểu biết và tình cảm đối với đất nước và con người Việt Nam, dù ở cương vị nào, Đại sứ cũng sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp, thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Thụy Sỹ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng hoan nghênh Đại sứ mới của Thụy Sỹ và khẳng định Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đại sứ mới có nhiệm kỳ công tác thành công tốt đẹp.

Đại sứ Jean Hubert Lebet cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Việt Nam đối với cá nhân Đại sứ trong thời gian công tác tại Việt Nam.

Đại sứ Jean Hubert Lebet khẳng định, Thụy Sỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các dự án hợp tác với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và cho biết, trong năm nay, hai bên sẽ phối hợp tổ chức nhiều sự kiện kỷ niệm quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Thu Cúc


(Theo website Lê Hồng Anh)

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Thụy Sỹ Jean Hubert Lebet


Chiều 27/6, tiếp Đại sứ Thụy Sỹ Jean Hubert Lebet đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mong muốn, dù ở cương vị nào, Đại sứ cũng tiếp tục đóng góp, thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Thụy Sỹ.

Nguyen Tan Dung, Thu Tuong, Thuy Sy, Viet Nam, Jean Hubert Lebet

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại sứ Thụy Sỹ Jean Hubert Lebet

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng trước mối quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp Việt Nam – Thụy Sỹ đang phát triển tích cực, tạo điều kiện cho hai nước phát triển nhiều lĩnh vực.

Đánh giá cao nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam của Đại sứ Jean Hubert Lebet, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, những đóng góp của Đại sứ đã góp phần tích cực đưa quan hệ chính trị, ngoại giao, giáo dục – đào tạo Việt Nam – Thụy Sỹ ngày càng gắn bó, đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước. Hiện, Thụy Sỹ là bạn hàng lớn thứ 2 của Việt Nam tại châu Âu.

Thủ tướng mong muốn, với những hiểu biết và tình cảm đối với đất nước và con người Việt Nam, dù ở cương vị nào, Đại sứ cũng sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp, thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – Thụy Sỹ.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng hoan nghênh Đại sứ mới của Thụy Sỹ và khẳng định Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đại sứ mới có nhiệm kỳ công tác thành công tốt đẹp.

Đại sứ Jean Hubert Lebet cảm ơn sự hỗ trợ tích cực của Chính phủ Việt Nam đối với cá nhân Đại sứ trong thời gian công tác tại Việt Nam.

Đại sứ Jean Hubert Lebet khẳng định, Thụy Sỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh các dự án hợp tác với Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo và cho biết, trong năm nay, hai bên sẽ phối hợp tổ chức nhiều sự kiện kỷ niệm quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Thu Cúc


(Theo website Lê Hồng Anh)

Ông Trương Tấn Sang: Phát huy tối đa nguồn lực xây dựng nông thôn mới


Phát biểu tại Tọa đàm về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư cho rằng, cần phải dồn nhiều sức, phát huy tối đa các nguồn lực để xây dựng thành công nông thôn mới.

truong tan sang

Toàn Cảnh Cuộc Họp

Ngày 26/6 tại Quảng Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và  Du lịch phối hợp cùng UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức tọa đàm về xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động Liên hoan văn nghệ và thi đấu thể thao quần chúng 11 xã điểm.

Đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban bí thư, Trưởng ban chỉ đạo Trung ương Chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới dự Tọa đàm.

Về tình hình thực hiện tiêu chí văn hóa nông thôn mới tại 11 xã  điểm, tính đến tháng 5/2011, 81/130 thôn được công nhận thôn văn hóa, đạt tỷ lệ 62%. 8/11 xã được phê duyệt dự án và đang thi công xây dựng nhà văn hóa xã, 3 xã đã hoàn thành việc xây dựng nhà văn hóa.

Các đại biểu đại diện cho các xã điểm đều cùng thống nhất quan điểm, cùng với việc thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn mới tập trung vào 4 nội dung: nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hóa thôn, làng, ấp, bản văn hóa; hoàn thiện trung tâm văn hóa – thể thao xã, nhà văn hóa – khu thể thao thôn; phát triển hoạt động văn hóa góp phần xây dựng nông thôn mới; và nâng cao nhận thức về pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật ở nông thôn.

Nhấn mạnh vai trò bảo tồn và phát huy văn hóa ở nông thôn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hồ Xuân Hùng cho rằng, trong xây dựng nông thôn mới, cần đặt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những tiêu chí ưu tiên hàng đầu.

truong tan sang

Trương Tấn Sang

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, đồng chí Trương Tấn Sang nhấn mạnh, mục đích xây dựng nông thôn mới hết sức toàn diện với nhiều nội dung, các xã thí điểm đã nỗ lực phát huy sức mạnh tổng hợp, cơ bản đạt được nhiều tiêu chí đặt ra. Đời sống văn hóa ở 11 xã điểm có sự chuyển động khá lớn so với hơn 2 năm trước khi thực hiện

Tuy nhiên, đồng chí lưu ý với các địa phương, để nhân rộng mô hình thí điểm ra toàn tỉnh và toàn quốc thì đòi hỏi phải dồn sức, phát huy tối đa tất cả các nguồn lực, cần có sự đồng thuận cao giữa chính quyền và nhân dân. Bởi qui mô càng mở rộng thì các địa phương sẽ càng gặp khó khăn khi tính chất và nội dung chương trình sẽ phức tạp hơn rất nhiều.

Đồng chí cho biết, sau khi kết thúc thực hiện thí điểm 11 xã nông thôn mới, Trung ương sẽ rà soát lại 19 tiêu chí cho phù hợp với thực tiễn với sự phát triển của đất nước và của từng địa phương.

Từ đây đến cuối năm là giai đoạn nước rút để các xã thí điểm hoàn thiện những tiêu chí đạt được và kiến nghị  những vấn đề xoay quanh Chương trình để nhân rộng trên toàn quốc, để nông thôn có một diện mạo mới, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Theo PV.


(Theo website Lê Hồng Anh)

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng tiếp Bộ trưởng Tài chính Lào


Những hỗ trợ quý báu của Việt Nam về hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý và đào tạo nguồn nhân lực đã giúp hệ thống tài chính, ngân hàng của Lào phát triển nhanh và bền vững.

nguyen sinh hung

Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng

Chiều 26/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng đã tiếp Bộ trưởng Tài chính Lào Somdy Douangdy.

Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ vui mừng về mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Đảng, Nhà nước, nhân dân hai nước ngày càng phát triển và coi đó là tài sản vô giá để Việt Nam – Lào hợp tác toàn diện trong các lĩnh vực.

Phó Thủ tướng khẳng định, Chính phủ và các cấp, các ngành của Việt Nam sẽ luôn làm hết sức mình để thúc đẩy phát triển quan hệ Việt – Lào và cho rằng trong 10 năm qua, hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực tài chính, tiền tệ, thuế quan đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

Việc ký kết Thoả thuận về Chiến lược hợp tác kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật giai đoạn 2011-2020 đã tạo điều kiện để hợp tác giữa hai nước phát triển lên tầm cao mới, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính hai nước cần đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, coi đây là nhiệm vụ then chốt trong việc phát triển ngành tài chính, ngân hàng. Phó Thủ tướng cho rằng, thời gian tới, cần rà soát, xác định nhu cầu nhân lực của xã hội để từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo.

Bộ trưởng Tài chính Lào Somdy Douangdy cảm ơn sự giúp đỡ chân tình và quý báu của Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển hệ thống tài chính, ngân hàng của Lào, đặc biệt là việc hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý. Thời gian qua, nhiều quy định đã thực sự phát huy tác dụng, tạo cơ chế để hệ thống tài chính, ngân hàng của Lào phát triển nhanh và bền vững.

Bộ trưởng Tài Chính Lào cũng cho biết, Lào luôn sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, hợp tác.

Về lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực, Bộ trưởng Tài chính Lào khẳng định, với sự hợp tác và giúp đỡ của Việt Nam trong việc xây dựng Học viện Kinh tế – Tài chính Duong Kham Xang, nguồn nhân lực của Lào sẽ dần ổn định và có chất lượng đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Bộ trưởng Somdy Douangdy cũng cho biết, cuối tháng 6 này, cán bộ, công chức Bộ Tài chính hai nước sẽ có cuộc giao lưu hữu nghị. Đây là hoạt động rất có ý nghĩa để trao đổi kinh nghiệm và tạo mối gắn kết giữa hai Bộ.

Theo PV


(Theo website Lê Hồng Anh)

Hoa Kỳ sẽ không để xảy ra chiến tranh ở Biển Đông


Ngày 23/6, khi đánh giá về tình hình an ninh ở khu vực Thái Bình Dương cũng như tình hình tại biển Đông, Tướng Gary L. North, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ, hiện đang ở thăm Philippines, nói với báo giới rằng không nên để cho tình hình căng thẳng chính trị xung quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông dẫn tới chiến tranh, đồng thời ông khẳng định rằng Washington ủng hộ Manila trên cơ sở Hiệp định phòng thủ chung hiện nay.

Tuong Gary L. North, Bien Dong, Hoang sa, Truong Sa, chien tranh, Trung Quoc, Viet Nam

Tướng Gary L. North

Ông North nói rằng Washington và Manila có mối quan hệ vững chắc và hy vọng tranh chấp trên Biển Đông sẽ không bao giờ dẫn tới giao tranh.

Ông đã kêu gọi các nước cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải minh bạch và tôn trọng các đường biên giới quân sự.

Ông cho biết Chính phủ Mỹ sẽ không chỉ theo dõi sát diễn biến căng thẳng giữa các nước đòi chủ quyền ở Biển Đông mà còn theo dõi diễn biến liên quan tới các hoạt động dân sự, thương mại, phát triển công nghiệp, tội phạm xuyên quốc gia như cướp biển, buôn người và đánh bắt cá bất hợp pháp ở khu vực Thái Bình Dương.

Ông North bày tỏ hy vọng tình hình ở Biển Đông sẽ không leo thang và không có sự thù địch. Các nước tranh chấp phải sử dụng khả năng của mình để tiến hành đối thoại và ngăn chặn xung đột leo thang.

Trong khi đó, Tổng Tham mưu trưởng Lực lượng Không quân Philippines Eduardo Oban nói rằng các lực lượng vũ trang Philippines có nhiệm vụ bảo vệ các vùng lãnh thổ mà nước này tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, song tình hình căng thẳng cần phải được giải quyết hòa bình và thông qua ngoại giao. Dù có hay không có mối đe dọa từ bên ngoài, Philippines vẫn phải tăng cường và nâng cấp khả năng bảo vệ quyền lãnh thổ và biển đảo của mình.

PV


(Theo website Lê Hồng Anh)

Ông Lê Thanh Hải chúc mừng Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm


Ngay sau khi bế mạc kỳ họp thứ nhất HĐND TPHCM khóa VIII, trả lời phỏng vấn PV Báo SGGP, tân Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm chia sẻ: “Tôi thấy vinh dự vì được tin tưởng nhưng rất lo…”.

Cụ thể, đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm nói: “Tôi thấy lo! Nói đây là lĩnh vực mới với tôi thì không đúng bởi trước đây tôi đã từng giữ vị trí Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận nên những hoạt động của HĐND với tôi không mới. Tuy nhiên, ở vị trí hiện nay thì nhiệm vụ nặng hơn, lớn hơn và bao quát hơn nhiều, liên quan thiết thân đến hầu hết đời sống người dân TP. Tôi cũng băn khoăn không biết mình có gánh vác hết trọng trách quá lớn như vậy hay không khi Đảng và nhân dân đã rất tin tưởng giao phó. Dù lo nhưng tôi cũng cảm thấy rất vinh dự nên sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ mới”.

° PV: Đồng chí nhận định thế nào về hoạt động của HĐND TP nhiệm kỳ qua?

° Đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm: Tôi không dám nhận định gì bởi Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cũng đã có bài phát biểu đánh giá rất cao HĐND khóa VII. Đặc biệt, cá nhân đồng chí Phạm Phương Thảo cũng như các đại biểu HĐND khóa VII đã phát huy được dân chủ trong hoạt động của HĐND.

Le Thanh Hai, Nguyen Thi Quyet Tam, HDND

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tặng hoa chúc mừng tân Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm.

Bản thân đồng chí Phạm Phương Thảo và những đại biểu khóa VII đã xác định: “Lắng nghe người dân như hơi thở trong cuộc sống”. Chính những cảm nhận sâu sắc đó đã thúc đẩy chị Phương Thảo có những hoạt động đáp ứng được nguyện vọng của người dân nhiệm kỳ vừa qua. Theo tôi đó là bài học quý giá nhất. Lắng nghe dân, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của dân, những vấn đề bức xúc của nhân dân chính là những trăn trở cho công việc của mình.

° Kỳ vọng chung về HĐND TP khóa mới là phải đáp ứng yêu cầu tình hình mới, theo đồng chí phải làm thế nào?

° Tôi nghĩ một người cán bộ thì độc lập cũng mang tính tương đối bởi vẫn còn có tập thể, còn có HĐND và có cả những đồng chí đi trước. Đó là một quá trình phát triển, nối tiếp, kế thừa nhưng trong mỗi giai đoạn, mỗi vị trí đều phải có nhiệm vụ và phải thực hiện được nhiệm vụ đó. Tôi nghĩ không được ỷ lại, không được cầu toàn nhưng cũng không được tự ti, đó là tố chất của người lãnh đạo. Biết học hỏi, biết kế thừa, cầu thị lắng nghe nhưng cũng phải biết bứt phá, biết quyết đoán để công việc của mình được hoàn thành.

Chủ tịch HĐND TP là một nhiệm vụ mới nhưng không có nghĩa là mình không có những kinh nghiệm, trải nghiệm trong thực tiễn bởi công tác Đảng hay công tác chính quyền đều cũng xuất phát từ mục tiêu là phục vụ cho nhân dân. Hơn nữa, là một ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thì dù làm ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi cán bộ phải có tầm bao quát, có kiến thức toàn diện để có thể tham gia quyết định những vấn đề lớn của TP. Đó là điều kiện thuận lợi để mình nhận những nhiệm vụ khác nhau và có thể hoàn thành được những nhiệm vụ đó.


(Theo website Lê Hồng Anh)

Ông Lê Thanh Hải chúc mừng Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm


Ngay sau khi bế mạc kỳ họp thứ nhất HĐND TPHCM khóa VIII, trả lời phỏng vấn PV Báo SGGP, tân Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm chia sẻ: “Tôi thấy vinh dự vì được tin tưởng nhưng rất lo…”.

Cụ thể, đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm nói: “Tôi thấy lo! Nói đây là lĩnh vực mới với tôi thì không đúng bởi trước đây tôi đã từng giữ vị trí Bí thư Quận ủy, Chủ tịch HĐND quận nên những hoạt động của HĐND với tôi không mới. Tuy nhiên, ở vị trí hiện nay thì nhiệm vụ nặng hơn, lớn hơn và bao quát hơn nhiều, liên quan thiết thân đến hầu hết đời sống người dân TP. Tôi cũng băn khoăn không biết mình có gánh vác hết trọng trách quá lớn như vậy hay không khi Đảng và nhân dân đã rất tin tưởng giao phó. Dù lo nhưng tôi cũng cảm thấy rất vinh dự nên sẽ cố gắng hết mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ mới”.

° PV: Đồng chí nhận định thế nào về hoạt động của HĐND TP nhiệm kỳ qua?

° Đồng chí Nguyễn Thị Quyết Tâm: Tôi không dám nhận định gì bởi Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải cũng đã có bài phát biểu đánh giá rất cao HĐND khóa VII. Đặc biệt, cá nhân đồng chí Phạm Phương Thảo cũng như các đại biểu HĐND khóa VII đã phát huy được dân chủ trong hoạt động của HĐND.

Le Thanh Hai, Nguyen Thi Quyet Tam, HDND

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tặng hoa chúc mừng tân Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm.

Bản thân đồng chí Phạm Phương Thảo và những đại biểu khóa VII đã xác định: “Lắng nghe người dân như hơi thở trong cuộc sống”. Chính những cảm nhận sâu sắc đó đã thúc đẩy chị Phương Thảo có những hoạt động đáp ứng được nguyện vọng của người dân nhiệm kỳ vừa qua. Theo tôi đó là bài học quý giá nhất. Lắng nghe dân, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của dân, những vấn đề bức xúc của nhân dân chính là những trăn trở cho công việc của mình.

° Kỳ vọng chung về HĐND TP khóa mới là phải đáp ứng yêu cầu tình hình mới, theo đồng chí phải làm thế nào?

° Tôi nghĩ một người cán bộ thì độc lập cũng mang tính tương đối bởi vẫn còn có tập thể, còn có HĐND và có cả những đồng chí đi trước. Đó là một quá trình phát triển, nối tiếp, kế thừa nhưng trong mỗi giai đoạn, mỗi vị trí đều phải có nhiệm vụ và phải thực hiện được nhiệm vụ đó. Tôi nghĩ không được ỷ lại, không được cầu toàn nhưng cũng không được tự ti, đó là tố chất của người lãnh đạo. Biết học hỏi, biết kế thừa, cầu thị lắng nghe nhưng cũng phải biết bứt phá, biết quyết đoán để công việc của mình được hoàn thành.

Chủ tịch HĐND TP là một nhiệm vụ mới nhưng không có nghĩa là mình không có những kinh nghiệm, trải nghiệm trong thực tiễn bởi công tác Đảng hay công tác chính quyền đều cũng xuất phát từ mục tiêu là phục vụ cho nhân dân. Hơn nữa, là một ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy thì dù làm ở bất cứ lĩnh vực nào cũng đòi hỏi cán bộ phải có tầm bao quát, có kiến thức toàn diện để có thể tham gia quyết định những vấn đề lớn của TP. Đó là điều kiện thuận lợi để mình nhận những nhiệm vụ khác nhau và có thể hoàn thành được những nhiệm vụ đó.


(Theo website Lê Hồng Anh)

Đồng chí Đinh Thế Huynh làm việc với Đảng ủy Công an Trung ương


Ngày 22/6, tại trụ sở Bộ Công an, đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã có buổi làm việc với Đảng ủy Công an Trung ương về công tác tuyên giáo, chính trị, tư tưởng (CTTT) trong lực lượng CAND.

Dự buổi làm việc có đồng chí Phạm Văn Linh, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương (TW); đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng Ban Tuyên giáo TW. Về phía Đảng ủy Công an TW có Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Phạm Minh Chính, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an cùng đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an.

Dinh The Huynh, Cong an, CTTT

Đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo TW và các đại biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Thiếu tướng Trần Bá Thiều, Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng – CAND báo cáo tình hình, kết quả công tác tuyên giáo, CTTT trong lực lượng CAND thời gian qua, nêu rõ: Trong những năm qua, Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo công tác tuyên giáo, công tác CTTT trong lực lượng CAND, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đảm bảo ANTT, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Công tác tuyên truyền của lực lượng CAND được tăng cường, bám sát định hướng tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, của Đảng ủy Công an TW, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị. Hệ thống báo chí, xuất bản của lực lượng CAND đã từng bước được củng cố về tổ chức và ổn định về hoạt động, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Phát biểu tại buổi làm việc, thay mặt Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an, Trung tướng Đặng Văn Hiếu cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ có hiệu quả của Ban Tuyên giáo TW trong thời gian qua và nêu rõ: Đảng ủy Công an TW, lãnh đạo Bộ Công an và cấp ủy, thủ trưởng Công an các cấp đều nhận thức rõ vai trò hàng đầu của công tác tuyên giáo, công tác CTTT. Trung tướng Đặng Văn Hiếu mong muốn trong thời gian tiếp theo, Ban Tuyên giáo TW sẽ tiếp tục quan tâm, giúp đỡ, có cơ chế phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để nâng cao hiệu quả hoạt động công tác tuyên giáo, CTTT…

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Đinh Thế Huynh ghi nhận, đánh giá cao những kết quả lực lượng CAND đã đạt được trong công tác tuyên giáo, CTTT. Đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh để tiếp tục hoàn thành tốt các yêu cầu, nhiệm vụ được giao, trong thời gian tiếp theo, Đảng ủy Công an TW cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên giáo, CTTT trong toàn lực lượng. Chú trọng công tác đào tạo, tuyển chọn cán bộ, giáo dục CTTT, rèn luyện đội ngũ cán bộ, chiến sĩ có phẩm chất, đạo đức cách mạng, đảm bảo “vừa hồng, vừa chuyên”, bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân. Đồng thời chú trọng việc bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ để cán bộ, chiến sỹ giỏi về pháp luật, sắc bén về nghiệp vụ, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm, đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

Đồng chí Đinh Thế Huynh nêu rõ Ban Tuyên giáo TW sẽ luôn sát cánh cùng lực lượng CAND trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Các cơ quan chức năng Ban Tuyên giáo TW sẽ phối hợp với Tổng cục Xây dựng lực lượng – CAND xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác trao đổi thông tin, công tác tuyên giáo, CTTT, báo chí; đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên giáo, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp bảo vệ ANTT…

Cùng ngày, tại Hà Nội, Đảng ủy Công an Trung ương (CATW) tổ chức lớp bồi dưỡng nội dung, phương pháp truyền đạt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và báo cáo viên trong Đảng bộ CATW.

Dự hội nghị có đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng Ban Tuyên giáo TW. Về phía Đảng ủy CATW có Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Bùi Văn Nam, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Lê Quý Vương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; Trung tướng Phạm Minh Chính, Ủy viên TW Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an; đại diện lãnh đạo các Tổng cục, Vụ, Cục thuộc Bộ Công an.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Trung tướng Đặng Văn Hiếu nêu rõ: Lớp bồi dưỡng nội dung, phương pháp truyền đạt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng là hoạt động quan trọng mở đầu đợt sinh hoạt chính trị, học tập quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong lực lượng CAND. Thông qua lớp bồi dưỡng nhằm trang bị cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và báo cáo viên của Đảng bộ CATW về nội dung, phương pháp truyền đạt Nghị quyết. Đồng thời giúp đội ngũ cán bộ chủ chốt và báo cáo viên của Đảng bộ CATW kế hoạch tổ chức, học tập, quán triệt tốt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong CAND.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, đồng chí Đinh Thế Huynh nhấn mạnh: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã thảo luận, thông qua nhiều quyết sách quan trọng, có giá trị định hướng, chỉ đạo sâu sắc toàn bộ hoạt động của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong những năm tiếp theo.

Đảng bộ CATW cần tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc các văn kiện quan trọng về Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020, Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương khóa X tại Đại hội XI, Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi). Chuẩn bị tốt đội ngũ báo cáo viên có đủ kinh nghiệm, năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững quan điểm, định hướng của Đảng, các văn kiện của Đảng, đặc biệt là các chủ trương, chính sách của Đảng đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, xây dựng lực lượng CAND trong giai đoạn tới.

Trong quá trình học tập, thảo luận, cần chú ý tập trung đầu tư, suy nghĩ, liên hệ thực tiễn, gắn với cuộc đấu tranh tư tưởng, chính trị hiện nay. Bên cạnh đó, tiếp tục chú trọng thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, thảo luận sâu về những điểm lớn, những vấn đề cơ bản và mới trong các văn kiện Đại hội để hiểu rõ, thấm nhuần tinh thần của các văn kiện, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã nghe báo cáo viên của Ban Tuyên giáo TW, Bộ Ngoại giao trình bày các văn kiện quan trọng về Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020; chiến lược an ninh, quốc phòng trong tình hình mới; đường lối, chính sách đối ngoại trong thời gian tới.

Việt Hưng


(Theo website Lê Hồng Anh)